Sunday, May 8, 2016

Tọa đàm "Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp thích ứng"


Chuỗi chương trình tọa đàm văn hóa sông Mekong do tổ chức Ngôi nhà Hữu nghị Mekong kết hợp cùng các đối tác tổ chức hoàn toàn miễn phí cho sinh viên và những nhà nghiên cứu không chuyên cùng chia sẻ và thảo luận những tri thức nền tảng của vấn đề sông Mekong trong nhiều lĩnh vực khoa học liên ngành tiến tới hình thành mạng lưới thế hệ mới những học giả chuyên nghiệp về sông Mekong.

Tọa đàm "Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp thích ứng" nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của hạn mặn và biến đổi khí hậu, đồng thời tìm ra những giải pháp trước tình hình trên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Biển và đảoPhòng Quản lý Khoa học Dự án (ĐHKHXH&NV Tp.HCM) tổ chức dành cho cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành tại các trường, viện, trung tâm nghiên cứu thuộc trường và trong khối Đại học Quốc gia Tp.HCM; chuyên gia tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ ở Tp.HCM và các tỉnh thành ĐBSCL và những người quan tâm.

Thời gian: 08 giờ 30 sáng ngày 11/05/2016

Địa điểm: D202, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1.

Báo cáo viên chính: GS. Chung Hoàng Chương, Khoa Á Mỹ học, Đại học San Francisco (thành viên Tổ chức Sông ngòi Quốc tế và Ủy ban kết nghĩa Tp.HCM - San Francisco)

Chương trình chi tiết (dự kiến)

08:00 Đón khách
08:30 Phát biểu khai mạc
08:45 Tọa đàm:  "Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp thích ứng"
09:45 Giải lao giữa giờ
10:00 Hỏi và đáp
11:00 Chụp hình lưu niệm

Thông tin diễn giả

Nghỉ hưu từ công việc giảng dạy của mình trong hơn 35 năm qua, Giáo sư Chung Hoàng Chương hiện tại sinh sống chủ yếu ở Đông Nam Á và tích cực tham gia vào một số dự án nghiên cứu tập trung vào những thay đổi trong khu vực về các vấn đề xã hội và môi trường. Dự án hiện tại của ông là về những thách thức mà dòng sông Mekong (Cửu Long) phải đối mặt và ảnh hưởng của các dự án thủy điện làm thay đổi dòng chảy của tuyến đường thủy xuyên biên giới này. Ông có kinh nghiệm học thuật lâu năm trong lĩnh vực giảng dạy tại các trường UC Berkeley, Đại học Tiểu bang San Francisco, nơi ông đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu người Mỹ gốc Việt đầu tiên và sau đó trong hơn mười lăm năm điều phối một chương trình trao đổi giữa trường Cao đẳng Thành phố San Francisco và nhiều tổ chức giáo dục cao cấp ở khu vực Đông Nam Á mà trong đó trọng tâm là Việt Nam.

Giáo sư Chung Hoàng Chương đang tham gia cộng tác xây dựng chương trình Mekong học tại Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Tham khảo:
http://www.ccsf.edu/en/educational-programs/school-and-departments/school-of-international-education-and-esl/study-abroad/winter/laosandvietnam/academics.html
http://www.internationalrivers.org/resources/mekong-seminar-a-river-under-stress-7924
http://www.talkvietnam.com/2013/04/the-mekong-a-river-under-stress/
http://qlkh.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=29aef149-aa39-4f43-a2be-2b852011a5b8
http://en.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=20fe9102-6508-4b59-8b34-dc41066907fd
http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1450&chitiet=93832&
http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/21010

Mô tả của bài nói chuyện:

Hạn mặn ở ĐBSCL: Hiện trạng và giải pháp

Bài nói chuyện này giới thiệu nhiều vấn đề hiện tại mà nhiều cộng đồng dọc theo sông Mekong gần đây đã trải qua như dòng chảy biến động mạnh do các dự án thủy điện, biến đổi khí hậu, và các phong trào dân số. Là nguồn sống của hơn 60 triệu người có sinh kế chủ yếu dựa vào sông nước, đường thủy xuyên biên giới này đang đối mặt với áp lực to lớn đến từ cả hai nguyên nhân tự nhiên và con người. Trong bối cảnh này, báo cáo viên vốn đã đi nhiều nơi trong sáu năm qua dọc theo con sông vĩ đại này sẽ chia sẻ một số câu chuyện đơn giản cũng như quan điểm chuyên sâu của ông về tương lai của Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng, trong đó có vấn đề hạn mặn của Đồng bằng sông Cửu Long..

Chi tiết vui lòng liên hệ contact@mekonghouse.org hoặc qua số 0902 848 163.